top of page

Tính nghệ sĩ, óc sáng tạo và tâm hồn đa cảm: Vũ đạo của bản ngã trong ‘Fake Love’ (phần 4/4)

(Tiếp phần 3)


Xoá bỏ bản thân, làm con rối của người

Vũ đạo của ‘Fake Love’ lột tả việc đánh mất bản ngã thật và thay thế nó bằng một nhân dạng giả mạo trong vai trò cái gương phản ảnh. Xuyên suốt những đoạn biểu diễn vũ đạo trong MV, phong cách popping được sử dụng rộng rãi bởi lẽ những chuyển động nhanh, dứt khoát của thể loại nhảy này gợi hình ảnh một con rối đang bị nghệ sĩ múa rối thao túng. Ví dụ như ở bức ảnh bên trên, Jimin đứng chính diện và nắm giữ quyền điều khiển cả nhóm, tay giơ cao như đang cầm những sợi cước vô hình, còn các thành viên thì dàn đội hình ngang vì phải chịu sự điều khiển. Trong nghệ thuật và khiêu vũ, đường nằm ngang gắn bó chặt chẽ với sự nữ tính, còn đường thẳng đứng thì liên kết với sự nam tính. Trong ‘Toppling Dance’, Andre Lepecki đã giải thích rằng: “Phối cảnh là hiệu ứng tạo ra bởi cách xếp đặt các đường thẳng trên một mặt phẳng tượng trưng (thường là các đường thẳng đứng), dùng hình học vẽ nên độ sâu của không gian” (2006, 74). Việc liên tục sử dụng đội hình nằm ngang trong ‘Fake Love’ đã triệt phá quan điểm trọng nam - gắn đường thẳng đứng với nam giới, đối lập với đường ngang được xem như nữ giới. Sự đánh đổ các rào cản giới tính này còn được miêu tả trực quan qua cách đối lập hình tròn và góc cạnh. Hình tròn là biểu trưng cho phái nữ, còn góc cạnh chính là biểu trưng cho phái nam. Lis Engel chỉ ra rằng: “Trong nhiều nền văn hoá, phân cực các đường cong và thẳng được xem như phân cực đàn ông và đàn bà” (2001, 365). Trong ‘Fake Love’, vũ đạo chuyển đổi qua lại giữa cái đẹp cứng rắn và mềm mại, giữa kiểm soát và tự phát. Ngôn ngữ hình thể của BTS “vượt ra khỏi những chuẩn mực truyền thống về tính nam và tính nữ” (2001, 365). Trong tác phẩm ‘The Choreography of Gender’, Yamanashi và Bulman tranh luận rằng “Khiêu vũ cho phép đàn ông khám phá những góc ngách bị chuẩn mực nam tính truyền thống che khuất như sự nhạy cảm, đam mê nghệ thuật và tinh thần sáng tạo” (2009, 612). Ta thấy rõ điều này qua ‘Fake Love’, vũ đạo bài hát đã tránh khỏi sự cứng nhắc thường thấy trong phong cách hip hop và thay vào đó vẻ nam tính gợi cảm, dịu dàng và đa cảm, không hề ngại trưng ra sự mong manh dễ vỡ. Ta lấy ví dụ từ một phần vũ đạo trong MV: Khi Yoongi rap, các thành viên BTS xếp thành một hàng ngang để cậu đi theo. Yoongi đi qua ai, cơ thể người đó liền uốn cong lại và đổ gục. Hậu truyện: Tôi trồng đoá hoa không thể trổ trong một giấc mộng không thể thành ‘Fake Love’ chính là BTS mong manh nhất, sẵn sàng mở lòng, phô bày nỗi sợ hãi của mình về bản chất phù du của danh vọng, bình luận về tính hữu hạn của tuổi trẻ, và kết nối với khán giả qua tinh thần sáng tạo nghệ thuật và lòng đa cảm. Cách sử dụng cử chỉ tay, cụ thể là cánh tay vươn ra ở ‘Singularity’ và ‘Fake Love’ như ở trong bức ảnh phía trên, có thể được hiểu là BTS đang đưa tay về phía fan như một phương thức giao tiếp và an ủi. Nó thể hiện tính tổng hoà trong mối liên hệ với cộng đồng LGBT và những cộng đồng thứ yếu bị chèn ép khác của BTS, như ta đã thảo luận ban đầu. Đúng là dù thông điệp của BTS chủ yếu hướng về phía những người trẻ phải vật lộn ở trong gia đình và nhà trường, trong số đó có những người mắc chứng trầm cảm và có suy nghĩ tự vẫn, fandom của nhóm còn bao gồm những thành phần tuổi đã xế chiều như tôi, những người theo đuổi BTS vì chúng tôi tin rằng thông điệp của họ quan trọng đối với xã hội ngày nay. Với kinh nghiệm là một giảng viên đại học, tôi nhận thấy các vấn đề về sức khoẻ tinh thần ở giới trẻ đang trở nên phổ biến hơn. Một bài nghiên cứu sức khoẻ tinh thần của nam thanh niên nước Anh cho thấy nam giới trẻ tuổi ở nước này cảm thấy stress và lo lắng hơn 6 tiếng một ngày. “Một bài khảo sát 1000 người độ tuổi 18-25 cho thấy các mối lo ngại về tiền tài, vẻ ngoài, sự nghiệp và tương lai đã khiến họ tiêu tốn một khoảng thời gian lớn trong ngày chỉ để mệt mỏi và lo âu”, và hơn phân nửa những người trong số đó không hề tìm đến các chuyên gia tư vấn tâm lý (Francis, 2018). Ở Hàn Quốc, bản chất cạnh tranh của hệ thống giáo dục và áp lực rằng con trai phải bước vào xã hội để trả ơn người mẹ đã nuôi nấng mình, con gái thì phải kết hôn với người chồng tốt, sau đó sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống là nguyên nhân gia tăng các vấn đề về sức khoẻ tinh thần (đây là vấn đề toàn cầu chứ không chỉ riêng khu vực, nhưng tôi vẫn đưa ra ở đây vì nó có tầm quan trọng về mặt văn hoá). Trong bài bài giảng ‘The (un)Making of the Korean Family’, Kim Hyun Mee Kim thảo luận về nguồn cơn của áp lực xã hội và tinh tế này: “Quá trình này bắt đầu từ những năm học mầm non của con trẻ. Khi con trẻ vào đại học và được tốt nghiệp từ những trường đại học danh tiếng, cơ hội cho chúng được làm những công việc trí tóc cũng tăng lên. Vai trò quản lý của người mẹ là chăm lo cho thành công tương lai của con trẻ. Thành công của người con trở thành cơ hội và công cụ cho cả gia đình. Thành công của chúng sẽ giúp đảm bảo hoặc thăng tiến vị thế của gia đình trong xã hội Hàn Quốc, trở thành tầng lớp trung lưu hoặc thượng lưu. Nói như vậy, chuyện địa vị một gia đình có tiến về phía trước hay không nằm trong bàn tay người mẹ.” Cách phân tầng lao động xã hội và kinh tế như thế đã góp phần ủng hộ và truyền bá vai trò truyền thống của các giới tính, đi theo đó là định chuẩn hoá dị tính. Kim Hyun Mee giải thích rằng: “Hôn nhân và gia đình ở Hàn Quốc theo thể chế dị tính. Điều đó duy trì sự sinh sản dân cư thông qua việc phân chia nguồn lao động theo giới tính” (2017). Những bài hát và MV của BTS (và cả những sản phẩm xuyên phương tiện) trực tiếp phê phán tư tưởng thống trị về nhân dạng, giới tính và xu hướng tính dục này bằng cách mở ra những không gian thay thế trong vũ trụ của riêng họ để fan có thể tương tác và đồng cảm theo ý muốn. Trong một bài phỏng vấn đầu năm nay, Min Yoongi nói rằng: “Không có ước mơ cũng không sao. Cứ sống hạnh phúc là được rồi.” Tâm sự này đã làm tiền đề cho ‘Paradise’, một bài hát trong Love Yourself 轉 Tear được đồng sáng tác bởi Kim Namjoon (RM), Min Yoongi (Suga), và Jung Hoseok (J-Hope). Có lẽ đã đến lúc kết lại bài nhận định này. “Ngừng lại cũng không sao Không cần phải chạy mà không rõ lý do Không có ước mơ cũng tốt Miễn ta có những phút giây thảnh thơi trong cuộc đời Ngừng lại cũng không sao Bây giờ ta không chạy mà không rõ đích đến nữa Không có ước mơ cũng tốt Mỗi hơi thở của ta đã đưa ta đến thiên đường rồi” Music Video Credits

Director: YongSeok Choi (Lumpens) Assistant Director: WonJu Lee, Guzza, HyeJeong Park, MinJe Jeong (Lumpens) Director of Photography: HyunWoo Nam(GDW) Gaffer: HyunSuk Song (Real Lighting) Art Director: JinSil Park Bona Kim (MU:E) Construction Manager: SukKi Song Special Effect: Demolition Choreography: Son Sungdeuk Tham khảo

1. Butler, J. & Berbec (2017). We are worldless without one another: an interview with Judith Butler. The Other Journal. [Online] https://theotherjournal.com/2017/06/26/worldless-without-one-another-interview-judith-butler/ (accessed 30th May 2018). 2. Curiel, E., & Bokulich, P. (2009). Singularities and black holes. Stanford Encyclopaedia of Philosophy. [Online] https://plato.stanford.edu/entries/spacetime-singularities/ (accessed 30thMay 2018). 3. Deleuze, G., & Conley, T. (1993). The fold : Leibniz and the baroque. Minneapolis: University of Minnesota Press. 4. Engel, L. (2001). Body poetics of hip hop dance styles in Copenhagen. Dance chronicle, 24(3), 351-372. 5. Fuhr, M. (2015). Globalization and Popular Music in South Korea: Sounding Out K-Pop (Vol. 7). London: Routledge. 6. Guattari, F. (2005). The three ecologies. London: Bloomsbury Publishing. 7. Francis, G. (2018). Young People spend more than six hours a day feeling stressed out. The Independent. 28th February. [Online] https://www.independent.co.uk/life-style/mental-health-young-adults-stress-depression-anxiety-ocd-study-a8233046.html (accessed 30th May 2018). 8. Hewiston, L (2013). What does Lacan say about … Love. Lacanonline.Com [Online]www.lacanonline.com/index/2016/06/what-does-lacan-say-about-love/ (accessed 30th May 2018). 9. Jenkins, H. (2007). Transmedia Storytelling 101. March 2007. Henry Jenkins: Blog: Confessions of an Acafan. [Online] http://henryjenkins.org/blog/2007/03/transmedia_storytelling_101.html(accessed 30th May 2018). 10. Kim, H. M. (2017). The (Un)Making of the Korean Family. Video Lecture. Family, Gender and Social Change in South Korea (MOOC). Yonsei University. https://www.coursera.org/learn/social-change-korea/lecture/iPLF4/2-1-the-advent-of-manager-mothers (accessed 30th May 2018). 11. Lancaster, B. (2015). Pop Music, Teenage Girls and The Legitimacy of Fandom. Pitchfork. [Online]https://pitchfork.com/thepitch/881-pop-music-teenage-girls-and-the-legitimacy-of-fandom/(accessed 30th May 2018). 12. Lepecki, A. (2006). Toppling dance: the making of space in Trisha Brown and La Ribot. In Exhausting Dance. New York ; London: Routledge, pp. 75-96. 13. Willette, J. S. M. (2017). Lacan and Women. Art History Unstuffed. [Online] https://arthistoryunstuffed.com/jacques-lacan-and-women/(accessed 30th May 2018). 14. Yamanashi L. A. & Bulman, R. C. (2009). The choreography of gender: Masculinity, femininity, and the complex dance of identity in the ballroom. Men and Masculinities, 11(5), 602-621. -- Link bài gốc: https://londonkoreanlinks.net/2018/05/31/artistry-creativity-emotionality-choreographies-of-the-self-in-fake-love/

Comentários


bottom of page