top of page

Phân tích tổ chức của công ty BigHit


Dựa trên bài viết của: The BTS Book (@thebtsbook)


Lời nói đầu: BigHit Entertainment là công ty chủ quản của BTS. Trái với sự phát triển vượt bậc của BTS về độ nổi tiếng và sức ảnh hưởng toàn cầu, rõ rệt nhất là từ sau năm 2017, công ty BigHit vẫn là một công ty trẻ trong làng giải trí, và vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót trong khâu tổ chức và vận hành công ty. Đứng trước cánh cửa cổ phần hoá công ty và sức nóng của thương hiệu BTS, BigHit cần phải có những biện pháp và hành động cụ thể, phát triển và củng cố doanh nghiệp của mình để xứng với cái danh người tạo lập thương hiệu BTS.


Những phần dịch lại từ bài viết của The BTS Book mình sẽ để ký hiệu 📚 ở trước

Những phần mình viết thêm 💡


--


📚 Khung tham chiếu được sử dụng trong bài:

1. Dr. Eric Flamhotlz - Những giao đoạn phát triển tổ chức

2. Mô hình kim tự tháp phát triển tổ chức


💡 Bảng 1. Những giao đoạn phát triển tổ chức

1.1 Đầu tư

1.2 Mở rộng

1.3 Chuyên nghiệp hoá

1.4 Củng cố

1.5 Phân hoá

1.6 Hội nhập

1.7 Phủ định và tái sinh


💡 Bảng 2. Mô hình kim tự tháp phát triển tổ chức

2.0 Xác định khái niệm kinh doanh

2.1 Xác định thị trường

2.2 Phát triển sản phẩm và dịch vụ

2.3 Tiếp cận nguồn lực

2.4 Phát triển hệ thống hoạt động

2.5 Phát triển hệ thống quản lý

2.6 Quản lý văn hoá doanh nghiệp



📚 Tóm tắt

1. BigHit cần phải tách biệt thương hiệu của mình ra khỏi thương hiệu BTS.

2. BigHit cần phải học chiến lược đối phó với thị trường quốc tế. Hiện tại công ty vẫn đang lệ thuộc nhiều vào ARMY.

3. BigHit nên giao tiếp với fan rõ ràng hơn.


Chủ tịch Bang Sihyuk phát biểu: “Mục tiêu của tôi là biến BTS thành một nghệ sĩ có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường âm nhạc quốc tế. Nhóm đã có một khởi đầu tốt đẹp, và tôi mong rằng nó sẽ được duy trì và phát triển.” (Soompi)


Nhìn vào bảng 1, ta thấy rằng dù BigHit có thu nhập rất khủng, công ty vẫn đang ở trong giai đoạn mở rộng nhanh chóng vào thị trường quốc tế. Phân đoạn phát triển này tương ứng với nhiệm vụ đặt ra ở bảng 2: Tiếp cận nguồn lực + phát triển hệ thống hoạt động.


💡 Forbes đưa tin rằng, theo báo cáo cuối năm 2017 của BigHit, giá trị ròng của công ty hiện lên đến $57.000.000 và doanh thu năm rồi của công ty là $86.000.000


📚 Phân tích các bước trong giai đoạn 1, bảng 2


A. Xác định khái niệm kinh doanh:

Khái niệm kinh doanh của BigHit là gì? Nhiệm vụ chiến lược và cốt lõi của doanh nghiệp là gì?


💡 Thường thì trang chủ của một doanh nghiệp sẽ cho người tiêu dùng biết về lịch sử và sứ mệnh thành lập của doanh nghiệp đó. Ta áp dụng điều này với trường hợp của BigHit. Mình thực hiện một mô phỏng đơn giản để xem người bình thường có tìm ra được trang chủ của BigHit hay không. Mình nhờ gia đình mình vào Google và bắt đầu tìm kiếm trang web mà họ nghĩ rằng là trang chủ của công ty.


Và đây là kết quả:

Cả bts.ibighit.com/ và bts.ibighit.com/btsworldtour/ đều là trang web riêng của BTS chứ không phải của công ty BigHit. Đây mới là trang web chính thức của BigHit: https://www.ibighit.com


BigHit vẫn gắn kết quá chặt với thương hiệu BTS, còn trang web của chính họ thì sơ sài thông tin, không cung cấp được lịch sử doanh nghiệp, sứ mệnh thương hiệu và phương châm phát triển cũng như thành tựu mà công ty đạt được từ năm thành lập đến nay.


Có vẻ slogan ‘Music & Artist for Healing’ chạy trước mỗi MV của BTS là thứ duy nhất về sứ mệnh của BigHit mà khách hàng của công ty nhớ. Đáng tiếc thay, nếu đúng là BTS sắp có kênh Vevo của riêng mình thì chúng ta sẽ phải tạm biệt đoạn intro này.

Câu hỏi đặt ra là nếu BigHit không nhanh chóng tạo dựng thương hiệu riêng của mình thì các nhóm ra mắt sau này của công ty sẽ ra sao ? Liệu sẽ như trailer The Nutcracker and The 4 Realms, “Từ Disney, studio đã tạo ra Beauty and the Beast”? Thật lòng mà nói thì câu giới thiệu “Từ BigHit, công ty đã tạo ra BTS” nghe cũng khá ấn tượng.


📚 Phân tích tiếp các bước trong giai đoạn 1, bảng 2


B. Xác định thị trường:

Thị trường của BigHit là thị trường âm nhạc/giải trí, và BTS thì đang được săn đón trên khắp thế giới.

Từ bây giờ, bài phân tích sẽ tập trung vào BTS và thị trường của BTS thay vì BigHit.


3 thị trường chính: Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.


Bài đọc thêm để công não: https://t.co/FrOm3R2oCu


Hàn Quốc và Nhật Bản là hai thị trường được BigHit đầu tư kỹ nhất. Hàn Quốc là đất nước sinh ra 7 tài năng BTS. Không có gì đáng ngạc nhiên. Về phía Nhật Bản, BTS có fancafe riêng ở Nhật, tài khoản BT21 riêng tiếng Nhật, tài khoản nhóm chính thức bằng tiếng Nhật, kênh Youtube đăng MV Nhật và một đội ngũ riêng làm việc cho việc quảng bá BTS tại Nhật.


Còn ở Mỹ (thị trường âm nhạc số 1 thế giới theo lời của Bang Sihyuk “Cuối cùng thì thị trường Mỹ cũng đại diện cho thị trường quốc tế”), thì từ năm ngoái đến nay, mỗi khi BTS sang Mỹ để nhận giải thưởng, biểu diễn hay trả lời phỏng vấn thì nhóm đều được săn đón rất mãnh liệt. Nhưng giai đoạn quảng bá tại Mỹ kết thúc chóng vánh và sức nóng cũng tản ra sau khi nhóm về nước. Nhiệm vụ còn lại xem như giao cho fan.


Fan hâm mộ là những nhà quảng cáo hàng đầu, nhưng ARMY đã làm được những điều còn hơn thế. Họ có những tài khoản riêng phục vụ cho các chiến dịch quảng bá, họ thực hiện poster kêu gọi stream, họ liên hệ các đài radio yêu cầu phát nhạc BTS v.v… Họ làm tất cả để đảm bảo rằng BTS được đến gần hơn với công chúng.


Vấn đề là: Ở Mỹ, dường như ARMY tham gia vào hoạt động quảng bá BTS nhiều hơn BigHit.


Trong một cuộc phỏng vấn, chính Yoongi đã phát biểu rằng có lẽ Grammy là mục tiêu tiếp theo của nhóm, nhưng BigHit vẫn chưa quảng bá đủ để BTS có thể tiến vào thị trường Mỹ để được cất nhắc cho Grammy. Công chúng Mỹ xem nhẹ BTS như một hiện tượng fangirl.


💡 C. Phát triển sản phẩm và dịch vụ

BigHit có đội ngũ các nhà sản xuất tài năng, thể hiện qua các sản phẩm âm nhạc của BTS. BigHit cũng không từ chối các cơ hội để BTS hợp tác với các nhà sản xuất âm nhạc từ Mỹ (Chainsmokers, Steve Aoki, DJ Swivel, Zedd v.v..). Và trên hết, các sản phẩm nghệ thuật của BTS tạo ra một Vũ trụ BTS siêu văn bản, xuyên phương tiện và kể những câu chuyện về tuổi trẻ và sự trưởng thành đã được fan trên toàn thế giới yêu mến.


📚 D. Tiếp cận nguồn lực

Đây là phần BigHit cần chú trọng dựa trên giai đoạn phát triển hiện tại. Để vận hành công ty thì cả nguồn lực con người lẫn máy móc, kỹ thuật đều cần được khai thác. BigHit cần một đội ngũ quốc tế và thêm nhiều nhân viên hơn vì số lượng hiện tại chỉ mới tạm đủ để quản lý BTS.


💡 Về mặt kỹ thuật, BigHit đã cho thấy những thiếu sót của mình, ví dụ như:

- Trailer Fake Love đăng sai thông tin về thời gian phát hành album, BigHit phải gỡ trailer đã có rất nhiều view để sửa và đăng lại.

- MV Fake Love không được gắn tag hiệu quả, dẫn đến việc công chúng khó tìm ra MV


Về mặt thuê biên dịch viên: Vì mạng lưới ARMY trải rộng khắp toàn cầu và số lượng ARMY đóng vai trò biên dịch các sản phẩm liên quan đến BTS là khá lớn, bức tường ngôn ngữ giữa BTS và ARMY đã được gỡ bỏ phần nào. Tuy vậy, BigHit không thể để ARMY đảm nhiệm không công một nhiệm vụ nằm trong bổn phận của họ, và không phải fan mới hay người bình thường nào khi tiếp cận BTS cũng dễ dàng tìm thấy một ARMY làm biên dịch viên hỗ trợ.


Nhưng không phải cứ thuê nhân viên là đủ. Gần đây nhất, fan nhận thấy biên dịch viên dịch video Family Dinner kỷ niệm Festa 2018 mà BigHit thuê có vẻ không làm tròn bổn phận của mình, làm việc sơ sài và dịch sai nhiều câu nói của BTS. Nếu không lướt Twitter và theo dõi một lượng kha khá các ARMY biết tiếng Hàn, liệu người bình thường có nghĩ là BigHit dịch sai, hay họ sẽ cho rằng đó là lời của BTS?


💡 E. Phát triển hệ thống hoạt động

Những mảng trong bước này bao gồm: kế toán, sản xuất, bán hàng, thông tin, nhân sự, marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm. BigHit không nên bỏ qua việc phát triển một cơ sở hạ tầng vững chắc và thích hợp nếu không muốn rơi vào tình trạng hỗn loạn, thiếu kiểm soát. Đây không phải cơ sở hệ thống gì cao siêu mà chỉ là cách tổ chức hoạt động hàng ngày.


BigHit có những đối tác hiệu quả như LG (Coca Cola Hàn cũng thuộc về LQ) và Amazon để quảng bá hình ảnh quốc tế của BTS, và những mối quan hệ này tất nhiên cần được gìn giữ và phát triển.


Nhưng cũng chính những lỗ hổng khi làm việc với các đối tác quốc tế đã gây ra rắc rối cho BTS và BigHit (may là không có việc gì quá nghiêm trọng đã xảy ra). Giai đoạn hậu cần logistics của BigHit đã phạm sai lầm khi Amazon ship Love Yourself: Tear sớm một ngày so với ngày phát hành album, và Target đưa album của BTS lên kệ trước ngày 18. Ngoài ra, không có một ban kỹ thuật chính thức và chuyên nghiệp chính là mời gọi hacker xâm nhập vào hệ thống của BigHit.


📚 Tóm lại, những gì BigHit cần quan tâm


1. Xác lập chỗ đứng và thương hiệu độc lập cho riêng mình

2. Dịch các sản phẩm chính thức

3. Có một đội ngũ đối ngoại quốc tế chuyên nghiệp

4. Xác lập phương thức giao tiếp tốt hơn giữa fan và công ty

5. Đối tác đóng vai trò quan trọng cả trong kinh doanh và trong âm nhạc

6. Hãy tạo cơ hội để công chúng được hiểu BTS


--

Link: https://twitter.com/thebtsbook/status/1007522717833326593




Comments


bottom of page